Để có được một cú swing mạnh mẽ, chính xác và hạn chế chấn thương, golfer cần phải có một cơ thể khỏe mạnh và linh hoạt. Hai yếu tố quan trọng đóng góp vào điều này là flexibility và mobility. 

Vậy flexibility và mobility là gì? Chúng khác nhau như thế nào và tại sao chúng lại quan trọng đối với golfer? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết này của 72+ Golf Academy.

1. Mobility là gì?

Mobility là thuật ngữ golf sự linh hoạt của xương khớp, thể hiện khả năng di chuyển và xoay chuyển của các khớp trong cơ thể. Mobility đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì sức khỏe và cải thiện khả năng vận động.

Mobility là gì

2. Flexibility là gì?

Trong golf, flexibility là sự mềm dẻo của cơ bắp, liên quan đến khả năng giãn và co của các cơ. 

Bên cạnh khái niệm về mobility và flexibility thì một yếu tố quan trọng cần xem xét là biên độ chuyển động (Range of Motion - ROM) của các khớp. 

Biên độ chuyển động được hiểu là tầm vận động mà các khớp có thể đạt được. Nó có mối liên hệ chặt chẽ với sự mềm dẻo của cơ bắp. 

  • Khi cơ bắp ở khu vực khớp đó có khả năng co giãn tốt, chúng sẽ giúp tăng cường tầm vận động của khớp. 
  • Các khớp có thể di chuyển một cách hiệu quả và linh hoạt hơn. Từ đó, nó hỗ trợ cho các hoạt động hàng ngày và luyện tập thể dục thể thao.
Flexibility là gì

ROM được đo bằng đơn vị độ và thường được sử dụng như một chỉ số để đánh giá khả năng linh hoạt của từng khớp. 

  • Việc xác định ROM giúp các chuyên gia y tế có cái nhìn tổng quan về thể trạng của người bệnh. 
  • ROM được chia thành hai loại chính: Mobility (ROM chủ động) và Flexibility (ROM bị động). 

3. Phân biệt giữa flexibility và mobility

Mặc dù mobility và flexibility có mối quan hệ chặt chẽ nhưng chúng không hoàn toàn giống nhau. 

Mobility (sự linh hoạt) là khả năng di chuyển của các khớp mà không bị hạn chế bởi các mô liên kết như dây chằng và cơ bắp. 

  • Mobility cho phép các khớp trượt lên nhau một cách tự nhiên, mang lại biên độ chuyển động cần thiết cho việc thực hiện các bài tập thể dục và hoạt động thể thao. 
  • Trong môn golf, một golfer cần sự linh hoạt ở các vùng như đốt sống lồng ngực, hông và vai để thực hiện cú đánh hiệu quả, đồng thời giảm nguy cơ chấn thương.

Flexibility (độ dẻo dai) liên quan đến khả năng đạt được phạm vi chuyển động tối đa của một khớp dưới sự hỗ trợ của các ngoại lực, chẳng hạn như trọng lực hoặc người khác. 

  • Flexibility rất quan trọng trong các bộ môn như yoga và thể dục dụng cụ. Với những môn thể thao đó, việc mở rộng cơ thể và tạo ra các động tác phức tạp là cần thiết. 
  • Đối với golfer, một độ dẻo dai tốt giúp cải thiện khả năng xoay vặn cơ thể trong quá trình backswing, từ đó tăng cường hiệu suất cú đánh.
Phân biệt giữa flexibility và mobility

Sự tương quan giữa hai khái niệm này cho thấy rằng việc cải thiện flexibility có thể làm tăng biên độ của mobility. Tuy nhiên việc tập luyện flexibility để tăng cường mobility là chưa đủ.

Người chơi các môn thể thao cần được bổ sung bằng các bài tập giúp cơ thể phối hợp chuyển động một cách hiệu quả, nhờ vào sự điều khiển của hệ thần kinh.

4. Các yếu tố ảnh hưởng đến flexibility và mobility

Sự linh hoạt (flexibility) và độ dẻo dai (mobility) của khớp chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác nhau. 

  • Cấu trúc của khớp đóng: Mỗi loại khớp có phạm vi chuyển động riêng, ảnh hưởng đến khả năng linh hoạt của nó. Ví dụ, khớp háng có khả năng xoay lớn hơn khớp gối.
  • Độ co giãn của mô liên kết: Các mô liên kết như dây chằng và gân cần có độ dẻo dai đủ để cho phép các khớp di chuyển mà không bị cản trở. Nếu mô liên kết quá cứng, chúng sẽ hạn chế khả năng vận động của khớp.
  • Bệnh lý xương khớp: Các tình trạng như viêm khớp hoặc thoái hóa khớp có thể làm giảm khả năng linh hoạt và độ dẻo dai, gây ra đau đớn và hạn chế chuyển động.
  • Tuổi tác: Khi tuổi tăng, cơ bắp và mô liên kết thường trở nên kém đàn hồi hơn, dẫn đến sự giảm sút về mobility và flexibility.
  • Mức vận động hàng ngày: Những người thường xuyên tập luyện thể thao có xu hướng có độ linh hoạt và dẻo dai tốt hơn so với những người ít vận động. 
  • Tiền sử chấn thương: Các chấn thương trước đây có thể dẫn đến việc các khớp và mô liên kết bị căng cứng hoặc tổn thương, ảnh hưởng đến cả mobility và flexibility.
Các yếu tố ảnh hưởng đến flexibility và mobility

5. Các bài tập hiệu quả để cải thiện flexibility và mobility

Để cải thiện flexibility và mobility, việc thực hiện các bài tập phù hợp là rất quan trọng.

Dynamic Stretching (Cải thiện Mobility)

  • Dynamic stretching hay còn gọi là giãn cơ động. Đây là phương pháp hiệu quả để cải thiện mobility. 
  • Những bài tập này thường bao gồm các động tác di chuyển liên tục, giúp khởi động cơ bắp và khớp trước khi tập luyện. 
  • Những bài tập này không chỉ làm tăng độ linh hoạt của khớp mà còn cải thiện khả năng điều phối và sức mạnh tổng thể.

Static Stretching (Cải thiện Flexibility)

  • Static stretching (giãn cơ tĩnh) tập trung vào việc giữ một vị trí nhất định trong một khoảng thời gian, giúp cải thiện độ dẻo dai. 
  • Những bài tập này thường được thực hiện sau khi tập luyện để giúp các cơ bắp thư giãn và phục hồi. 

Như vậy, flexibility và mobility là hai yếu tố quan trọng không thể thiếu để cải thiện kỹ năng chơi golf của bạn. Hiểu rõ sự khác biệt giữa hai khái niệm này sẽ giúp bạn xây dựng một kế hoạch tập luyện hiệu quả, từ đó nâng cao điểm số và giảm thiểu nguy cơ chấn thương.

» Đọc thêm: